Đặc điểm của in chuyển nước

Nếu bạn là một người thích trang trí xe hoặc trang trí đồ vật giúp chúng trở nên bắt mắt, ấn tượng hơn kỹ thuật in chuyển nước rất phù hợp cho bạn. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau.

Tìm hiểu in chuyển nước là gì?

In chuyển nước là gì? In chuyển nước là một công nghệ in thường được áp dụng trên các sản phẩm, các bộ phận máy móc, xe máy, mũ bảo hiểm, điện thoại,… từ các mặt hàng đơn giản đến phức tạp.

Bên cạnh đó, in chuyển nước còn cho phép người sử dụng tạo ra được những hiệu ứng hình in rất độc đáo mà những công nghệ in khác khó mà đáp ứng tốt được trên những sản phẩm tương tự như vậy.

Có thể bạn quan tâm: Máy in laser có đặc điểm gì

Công nghệ in chuyển nước đã xuất hiện từ khá lâu nhưng do kỹ thuật in này chỉ được sử dụng trong một số nhu cầu đặc biệt nên in chuyển nước không được nhiều người biết đến như các công nghệ in khác. Trước đây đa số những hãng ô tô siêu sang hoặc đơn vị in ấn chuyên nghiệp sử dụng công nghệ in chuyển nước để trang trí các chi tiết xe cho khách hàng.

Quy trình của công nghệ in chuyển nước

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu cần in và sơn

Đầu tiên các vật liệu in sẽ được tráng một lớp sơn lên bề mặt, lớp sơn này còn được gọi là primers, chúng có tác dụng làm sơn in chuyển bám dính trên bề mặt. Tiếp theo, sơn sẽ được làm khô hoặc để khô tự nhiên trước khi đến công đoạn tiếp theo.

Bước 2: Sử dụng film hydrographics để xử lý bề mặt

Đây là một loại film đặc biệt, phía trên của film hydrographics đã được tráng một lớp sơn có thiết kế tương xứng với tạo hình của hình in mà khách hàng mong muốn. Tấm film hydrographics sẽ được cho vào một bể nước ấm có kích thước phù hợp với từng sản phẩm để giúp cho quá trình nhúng sản phẩm được dễ dàng.

Xem thêm: Các Loại Decal Phổ Biến Trong In Ấn Quảng Cáo

Bước 3: Tiến hành tạo môi trường sơn nổi trên bề mặt nước

Ở công đoạn này, người ta sẽ nhúng tâm film từ từ lên bề mặt nước film hydrographics được làm từ PVA, đây là một dạng vật liệu tan được trong nước, do đó sau khi nhúng tấm film vào nước ấm, tấm film sẽ bị tan ra đồng thời lớp sơn hoa vãn được đẩy lên trên.

Bước 4: Xịt lên trên bề mặt chất activator

Sau khi trải qua công đoạn tạo môi trường sơn nổi trên mặt nước, thì phía trên lớp sơn vẫn còn một lớp nhựa mỏng, để xử lý lớp nhựa mỏng này ta sẽ sử dụng một loại hóa chất có chức năng hòa tan nhựa thường được gọi là activator hoặc xăng.

Bước 5: Cho sản phẩm cần in vào bể

Bước này được xem là quan trọng nhất trong quá trình áp dụng kỹ thuật in chuyển nước, người làm phải rất cẩn thận, nên nhúng nhẹ nhàng vật cần in vào bề mặt sơn, kế đến sơn từ từ bám vào toàn bộ bề mặt của vật cần in.
Sau khi đã nhúng toàn bộ sản phẩm in xuống phía dưới, các bạn cần khuấy mạnh tay để nước trên bề mặt loạit bỏ các lớp sơn thừa, không để chúng bám ngược lại vào sản phẩm in. Sau đó hãy từ từ nhấc sản phẩm in lên khỏi mặt nước.

Tin hữu ích: 25+ Mẫu Hộp Bánh Đẹp Thiết Kế Sang Trọng Ấn Tượng

Bước 6: Sấy khô sản phẩm

Sau khi đã có sản phẩm hoàn thiện đúng theo yêu cầu ta chỉ cần xì và làm khô sản phẩm là quá trình in chuyển nước kết thúc.

Tóm lại, in chuyển nước là một công nghệ in thể hiện sự đột phá do nó có thể in lên cả 3 chiều của sản phẩm, đây là điều mà những phương pháp in khác không thể làm được. Điểm cộng của kỹ thuật này nữa đó là giá thành in khá rẻ, chi phí đầu tư trang thiết bị ở mức trung bình so với những công nghệ in khác.

Published
Categorized as Journal